Thật không may đối với những người chăn nuôi heo và gia cầm, giá ngũ cốc lại một lần nữa tăng lên. Giống như nhiều lần trước đây, giá ngũ cốc tăng đồng nghĩa với việc tăng chi phí thức ăn và giảm lợi nhuận chăn nuôi. Xét cho cùng, chi phí thức ăn chiếm tới 2/3 chi phí trong chăn nuôi heo và gia cầm.
Những mẹo dưới đây được đưa ra xem xét khi giá nguyên liệu thô tăng cao. Không phải tất cả các mẹo này đều có thể được áp dụng vào cùng một trang trại. Sự kết hợp cần được chọn lọc và sử dụng theo điều kiện cụ thể.
1. Hợp đồng nguyên liệu thô tốt hơn
Sức mua có thể được nâng cao bằng cách tăng khối lượng mỗi giao dịch hoặc thời hạn của hợp đồng mua. Bằng cách này, giá nguyên liệu thô dài hạn thấp hơn có thể được đảm bảo. Trong trường hợp nguyên liệu thô trên thị trường chứng khoán, cần có sự tư vấn của chuyên gia.
2. Giảm khối lượng xuất chuồng
Heo và gà có xu hướng tích tụ nhiều mỡ hơn thịt nạc khi lượng protein dự trữ đạt đến đỉnh điểm. Điều này ảnh hưởng xấu tới hệ số chuyển hóa thức ăn, có nghĩa là lượng tăng vào giai đoạn cuối sẽ không hiệu quả như thời điểm trước đó.
3. Giống siêu thịt
Thông qua cơ chế tương tự ở trên (tích tụ ít mỡ hơn), các giống siêu thịt có thể tiết kiệm chi phí thức ăn, giả sử rằng những di truyền này không đắt hơn về chi phí đầu vào. Giống heo siêu thịt sẽ dễ tìm thấy hơn là gia cầm siêu thịt.
4. Sự lãng phí thức ăn
Ở nhiều cơ sở chăn nuôi, đặc biệt là những cơ sở sử dụng máng cho ăn chi phí thấp có thể có tới 25% thức ăn bị lãng phí do quản lý máng ăn, thức ăn và heo kém. Khi các lãng phí này được giảm bớt, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn sẽ được cải thiện tương ứng.
5. Sức khỏe động vật
Động vật khỏe mạnh phát triển lượng thịt tốt hơn và hiệu quả hơn so với những động vật có sức khỏe dưới mức tối ưu. Sự thiếu hụt dinh dưỡng đầu đời cũng được “bù đắp” bằng cách tích tụ nhiều chất béo và sau đó là tích tụ chất béo vào mô cơ quan khi lượng dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ.
6. Kích thước hạt
Người ta xác định rằng, cứ giảm kích thượt hạt 100 micromet thì hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện lên 1,4%. Chi phí nghiền để giảm kích thước hạt không nên vượt quá việc cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.
7. Enzyme
Một số enzyme hoạt động hiệu quả để xử lý các NSP trong ngũ cốc, đặc biệt là trong lúa mỳ (arabinoxylans) và lúa mạch (betaglucans). Nếu những loại ngũ cốc này có chất lượng kém (được xác định bởi hàm lượng các NSP), việc bổ sung một loại enzyme dành riêng cho ngũ cốc có thể tăng tỷ lệ chuyển hóa năng lượng.
Nguồn: nhachannuoi.vn